Tin mới

Khách hàng bị "bắt chẹt" khi vay gói 30.000 tỷ đồng

Sau khi nới lỏng điều kiện cho vay cùng với việc tăng cường thêm nhiều ngân hàng tham gia giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, những người có thu nhập thấp ổn định đã có nhiều cơ hội hơn nếu muốn được vay gói tín dụng ưu đãi này để mua nhà, tuy nhiên thực tế lại không như kỳ vọng.

Tính đến nay, dư nợ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng chỉ ở mức khiêm tốn. Ngoài việc nhiều ngân hàng không mặn mà cho cá nhân vay vốn vì lo ngại rủi ro nợ xấu, còn có hiện tượng các khách hàng bị “bắt chẹt” khi làm thủ tục vay nên khó tiếp cận được vốn.

Sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng triển khai được khoảng hơn 1 năm, với sự tham gia giải ngân của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và trước đó còn có cả MHB khi chưa sáp nhập vào BIDV), dư nợ tín dụng vẫn tăng khá chậm. Trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đồng ý cho phép 14 ngân hàng thương mại cổ phần khác được tham gia giải ngân gói tín dụng trên, gồm có: BaoVietBank, PVComBank, Eximbank, SCB, TPBank, SHB, NamABank, SeABank, VPBank, OCB, ACB, VIB, VietBank và LienVietPostBank. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng thực ra cũng không được cải thiện là bao.

Một số cá nhân vay vốn gói hỗ trợ phản ánh, khi họ hỏi vay từ gói 30.000 tỷ đồng để xây mới, sửa chữa nhà ở, nhiều ngân hàng đều lắc đầu, vì lo ngại nợ xấu. Ngoài ra, các nhân viên ngân hàng cũng khéo léo tìm cách “lái” khách hàng sang vay các gói tín dụng thương mại ưu đãi nhưng không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong khi đó, một số ngân hàng được giải ngân gói 30.000 tỷ đồng lại cho khách hàng vay ở một hạn mức khá thấp, kèm theo điều kiện người vay phải mở một tài khoản tiết kiệm mới tại ngân hàng này và gửi vào một khoản tiền tương đương. Điển hình là trường hợp của một khách hàng tên Nguyễn Văn H. (ngụ tại Tp.HCM). Theo anh H., thu nhập của 2 vợ chồng anh vào khoảng 10 triệu đồng/người. Với nguyện vọng mua một căn nhà để ở, vợ chồng anh H. đã tham khảo những dự án chung cư có mức giá phù hợp và quan trọng nhất là phải được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 5%/năm. Sau khi tìm kiếm, vợ chồng anh H. quyết định mua căn hộ 55m2, có giá khoảng 950 triệu đồng của Dự án Flora Anh Đào (Quận 9, Tp.HCM).

Dự án Flora Anh Đào của công ty Nam Long hiện được một số các ngân hàng liên kết tài trợ vốn, sẵn sàng cho người mua vay tiền để mua căn hộ thuộc dự án này. Trong đó, có ngân hàng Vietcombank và TPBank cam kết cho vay theo chương trình giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thu nhập của vợ chồng anh H. vượt quá 9 triệu đồng/tháng, không thuộc đối tượng thu nhập thấp theo quy định vay vốn gói hỗ trợ nên Vietcombank không chấp nhận hỗ trợ cho vay. Do đó, anh H đã tìm đến ngân hàng TPBank để nhờ được hỗ trợ tài chính từ gói ưu đãi này.

TPBank đồng ý tài trợ khoản vốn gần 400 triệu đồng cho vợ chồng anh H. trong thời hạn từ 10 - 15 năm. Tuy nhiên, ngân hàng này lại đưa thêm điều kiện để được giải ngân khoản vốn trên là ngoài số tiền anh H. phải đóng cho chủ đầu tư trong 2 đợt đầu, trị giá hơn 200 triệu đồng, còn phải có thêm khoản tiền gửi tiết kiệm được mở tại TPBank với trị giá 250 triệu đồng, lãi suất áp dụng theo bảng lãi suất hiện hành của Ngân hàng.

Thắc mắc về điều này, phía nhân viên của TPBank giải thích, sở dĩ TPBank buộc khách hàng phải mở khoản tiền gửi tiết kiệm nói trên là để đảm bảo khách hàng có khả năng hoàn thành được việc góp vốn mua căn hộ, có như vậy, ngân hàng này mới cho vay phần vốn thiếu còn lại, trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Điều đáng chú ý là lãi suất 5%/năm theo gói 30.000 tỷ đồng chỉ được ngân hàng này áp dụng trong khoảng thời gian giải ngân cho vợ chồng anh H., tức là từ giữa tháng 8/2015 đến hết năm nay. Phần lãi suất áp dụng cho thời hạn vay sau thời gian quy định sẽ do TPBank tự động điều chỉnh để phù hợp với lãi suất do NHNN công bố hàng năm, nhưng không vượt quá 6%/năm.

Trong khi đó, trả lời PV trang ĐTCK, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Tp.HCM cho biết, đối với gói hỗ trợ vay vốn 30.000 tỷ đồng giải ngân cho khách hàng cá nhân có thu nhập thấp mua nhà, mức lãi suất 5%/năm được áp dụng kể từ năm 2015 và các năm sau vẫn có thể thay đổi, nhưng tối đa không được quá 5%/năm.

Không chỉ gặp khó khăn về điều kiện cho vay hay lãi suất, nhiều khách hàng cá nhân muốn tiếp cận gói vốn ưu đãi nói trên còn gặp vô số khó khăn khác. Thực tế, đối tượng này rất khó tiếp cận được gói vốn ưu đãi mua nhà, bởi các ngân hàng bao giờ cũng thẩm định chặt chẽ khả năng trả nợ, trong khi đó, những người có thu nhập thấp lại không dễ để chứng minh khả năng trả nợ của mình, cho dù thu nhập ổn định. Mặt khác, vấn đều chứng minh được thực trạng khách hàng có nhà ở hay không cũng là một trong những điều nan giải, nhất là khi ủy ban phường, xã không mấy mặn mà.

Những lý do trên đã giúp lý giải phần nào cho việc tiến độ giải ngân khá chậm chạp. Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng cho biết, đến hết tháng 5/2015, chỉ có khoảng một nửa gói 30.000 tỷ đồng (khoảng 14.161 tỷ đồng) đã được cam kết cho khách hàng vay. Nhưng thực tế, tổng số tiền đã giải ngân chỉ ở con số 7.621 tỷ đồng (đạt khoảng 25,4%), trong đó, có 17.624 hộ gia đình, cá nhân được vay số tiền là 5.520 tỷ đồng, số còn lại là vốn để cấp cho 33 dự án bất động sản.

Ông Minh cũng thừa nhận, đến hết tháng 5 vừa qua, dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM đối với gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng chỉ đạt 1.800 tỷ đồng. Tổng số vốn cam kết giải ngân là 3.100 tỷ đồng. Trong khi đó, có khoảng 4.100 hồ sơ khách hàng cá nhân tham gia vay gói vốn trên. Trong tổng số dư nợ 1.800 tỷ đồng nêu trên, có tất cả 3 khách hàng doanh nghiệp được vay với số dư nợ ngân hàng giải ngân chiếm trên 800 tỷ đồng.

Cơ quan quản lý cũng cho rằng, kết quả giải ngân gói hỗ trợ chưa đạt được như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân, trong đó, số lượng dự án nhà ở thương mại (có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc dưới 1,05 tỷ đồng/căn) hiện khá ít tại các địa phương trọng điểm, kể cả hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Trong khi thời gian qua, thị trường ghi nhận thực trạng một số doanh nghiệp đã lợi dụng gói hỗ trợ này để trục lợi khiến đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp gặp thêm khó khăn khi tiếp cận gói vay. Điều này cho thấy, cơ quan quản lý hiện vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn doanh nghiệp trục lợi, khiến người thu nhập tháp phải chịu thiệt thòi.

Hiện tại, NHNN đã có chỉ đạo rà soát kỹ quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay để đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng được vay theo quy định và sẽ phối hợp với các địa phương trong việc kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên từng địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.

                                                                                                                             Buildtech.com.vn

Hà Nội: Dự án chung cư đua ngôi vị chiều cao

Tại Hà Nội, cuộc đua chiều cao dự án căn hộ đang có xu hướng nóng lên, khi thời gian gần đây hàng loạt tòa nhà cao tầng mọc lên và nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn coi chiều cao dự án như một biểu tượng phát triển và cạnh tranh thương hiệu của mình.

Sức hút tòa nhà… cao nhất

Vào năm 2005, sau khi ra mắt thị trường hàng loạt dự án chung cư có chiều cao công trình 18 và 24 tầng, Vinaconex là một trong những doanh nghiệp đầu tiên bắt tay thi công dự án biểu tượng của mình là tòa nhà 34T, cao 34 tầng cũng tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.

Tại thời điểm hoàn thiện, dự án 34T là dự án cao nhất quận Cầu Giấy và cũng là dự án chung cư cao nhất thủ đô Hà Nội. Trên thực tế, đây cũng là dự án ít nhiều trở thành biểu tượng phát triển thịnh vượng của Tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn này.

Đáng chú ý, khách hàng cũng có xu hướng muốn sở hữu căn hộ của dự án được tiếng cao nhất Hà Nội, khiến giá bán căn hộ tại tòa 34T khi đó có giai đoạn cao hơn từ 20 - 30% giá bán căn hộ tại các tòa nhà lân cận, mặc dù chất lượng tương đương và đều do chính Vinaconex phát triển.

Tuy nhiên, kỷ lục khiêm tốn này của Vinaconex đã nhanh chóng bị phá vỡ. Vào năm 2007, dự án tổ hợp Keangnam Landmark Tower chính thức khởi công đã biến tòa tháp 34T cao nhất Hà Nội một thời trở thành “nấm lùn”. Tổ hợp dự án Keangnam Landmark Tower gồm tất cả 3 tòa tháp, trong đó, có 2 tòa chung cư cao 50 tầng và một tòa tháp cao tới 72 tầng.

Khởi công đúng vào thời điểm thị trường địa ốc Hà Nội đang ở đỉnh của cơn sốt, giá căn hộ tại dự án Keangnam được giao dịch lên đến gần 50 triệu đồng/m2. Tại thời điểm này, đây là mức giá rất cao, nhất là khi ấy, Nam Từ Liêm mới chỉ là một khu vực “ngoại ô” heo hút chứ chưa được coi là một khu trung tâm như hiện nay.

Giá bán cao ngất ngưởng như vậy nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ cả đống tiền để được sở hữu căn hộ tại dự án chung cư có tính biểu tượng ở Thủ đô này.

Vào năm ngoái, Hà Nội lại có thêm một dự án biểu tượng về chiều cao mới là dự án Lotte Center ở Đào Tấn. Tuy vậy, dự án này được phát triển vào đúng giai đoạn suy thoái của thị trường bất động sản. Ngoài ra, phân khúc của dự án hướng đến là tổ hợp khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê hạng sang cho nên dù khá đình đám nhưng dự án này không gây nhiều xáo trộn cho thị trường căn hộ Hà Nội. 

Tranh giành ngôi vị thứ 3

Đầu năm nay, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam phát triển dự án tòa tháp HaNoi Landmark 51 với chiều cao 51 tầng, tại lô đất thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. Tại thời điểm bắt đầu thi công và cho đến nay, dự án này vẫn được coi là dự án cao thứ 3 tại Hà Nội.

Dự án này mới đây được một đơn vị phân phối giới thiệu tại Hội chợ bất động sản do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức và đang được một số đơn vị phân phối chào bán ra thị trường. Với chiều cao công trình đứng thứ 3 tại Hà Nội, dự án HaNoi Landmark 51 cũng có một lợi thế nhất định trong truyền thông, khiến một doanh nghiệp vốn “ngoài ngành”, không có tên tuổi trong làng địa ốc bỗng trở thành một cái tên gây chú ý. Và có không ít khách hàng đã sẵn sàng bỏ ra số tiền không hề nhỏ để được sở hữu căn hộ tại dự án này chỉ bởi nó đứng thứ 3 về chiều cao.

Dường như việc sở hữu một trong những dự án tổ hợp cao nhất, hoặc nằm trong Top về chiều cao tại Hà Nội vẫn đang là mục tiêu được nhiều doanh nghiệp địa ốc hướng tới nhất là khi thị trường bắt đầu hồi phục.

Chẳng hạn mới đây, sau khi thâu tóm khu đất tại số 256 Cầu Giấy, FLC Group đã quyết định phát triển tổ hợp gồm hai tòa tháp trên khu đất này, trong đó, có một tòa tháp cao 50 tầng và được doanh nghiệp quảng cáo là tòa tháp cao thứ 3 tại Hà Nội.

Như vậy, ngôi vị cao thứ 3 thủ đô đang có sự cạnh tranh giữa hai tòa tháp là HaNoi Landmark 51 cao 51 tầng và tòa FLC Twin Cầu Giấy cao 50 tầng.

Thực tế thì công trình 51 tầng chưa hẳn đã cao hơn công trình 50 tầng, vì chiều cao mỗi tầng và các công trình phụ trợ ở mỗi dự án hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, việc có nhiều dự án cùng lúc nhận nằm trong Top 3 công trình cao nhất tại Hà Nội cho thấy, các doanh nghiệp bất động sản đang tận dụng tối đa lợi thế về mặt truyền thông của biểu tượng độ cao mà dự án đem lại. Bởi lẽ điều đó sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho các chủ đầu tư trong việc bán hàng, định giá sản phẩm cũng như sự hấp dẫn của sản phẩm dự án với khách hàng và hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.    

                                                                                                                              Buildtech.com.vn

Dân bức xúc vì Hà Nội vẫn chưa thể chốt giá nhà thu nhập thấp

Hàng nghìn người dân Hà Nội đang vô cùng bức xúc khi nhiều năm nay, giá nhà thu nhập thấp vẫn chưa có cách tính cụ thể, vẫn để là “tạm tính” khiến các hộ gia đình không đủ thủ tục làm sổ đỏ.

Nguyên nhân của thực trạng này, bên cạnh sự chậm trễ của các chủ đầu tư còn có sự lúng túng trong việc xử lý của các cơ quan chức năng.

Phó TGĐ Công ty CP đầu tư và xây dựng Xuân Mai - ông Nguyễn Văn Đa từng thẳng thắn thừa nhận, việc công ty quyết toán chậm khiến các cư dân ở 2 khu nhà thu nhập thấp là CT1 Ngô Thì Nhậm và Kiến Hưng (Hà Đông) chưa thể làm sổ đỏ. Nguyên nhân chậm trễ theo ông Đa chủ yếu do những thay đổi trong nội bộ công ty.

 
Ông Nguyễn Văn Đa, Phó TGĐ Công ty xây dựng Xuân Mai

Ngoài ra, dự án khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng cho đến nay vẫn chưa có quyết định giao đất, khiến chủ đầu tư cũng chưa thể hoàn thiện các thủ tục làm sổ đỏ cho người dân.

Ông Đa giải thích: “Nguyên nhân bị chậm trễ là do thị trường bất động sản 2 -3 năm qua đóng băng, công ty Xuân Mai gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt do công tác tái cơ cấu doanh nghiệp có rất nhiều việc phải làm. Theo kế hoạch mới, trong năm nay công ty sẽ quyết toán xong toàn bộ dự án CT1 Ngô Thì Nhậm và Kiến Hưng để đảm bảo đến đầu năm sau sẽ có số liệu trình thành phố phê duyệt giá bán chính thức, lấy cơ sở làm sổ đỏ cho dân.”

Như vậy phải tới đầu năm 2016, Công ty CP đầu tư và xây dựng Xuân Mai mới có thể hoàn thành quyết toán giá để làm hồ sơ gửi lên các cấp chính quyền TP Hà Nội phê duyệt. Điều đáng lưu ý là khi đã có hồ sơ quyết toán giá rồi, thì liệu quá trình xem xét, phê duyệt sẽ mất bao nhiêu thời gian? Bởi lẽ, thực tế đang diễn ra tại khu nhà ở thu nhập thấp Đặng Xá 1, Gia Lâm, chủ đầu tư là Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng Viglacera đã quyết toán giá và nộp hồ sơ từ tháng 4/2014, nhưng đến nay hồ sơ vẫn nằm đó mà chưa được giải quyết.

Đại diện công ty này cho biết, việc chậm trễ liên quan đến sự thay đổi chính sách của TP Hà Nội. Cụ thể, trước đây thành phố đã giao cho Sở Tài chính tiếp nhận và xử lý hồ sơ quyết toán giá của chủ đầu tư, nhưng sau đó lại bàn giao cho Sở Xây dựng, khiến cách tính giá nhà thu nhập thấp cũng phải thay đổi theo. Vì vậy, dù là một trong những đơn vị đầu tiên nộp hồ sơ quyết toán giá, thế nhưng đã hơn 1 năm trôi qua, hồ sơ chỉ chuyển từ Sở này sang Sở khác, còn đơn giá chính thức thì không biết đến khi nào mới được phê duyệt!

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Phòng Quản lý kinh tế, Sở Xây dựng Hà Nội, chỗ vướng mắc của các cơ quan chức năng hiện nay là chưa có chế tài mạnh xử lý những chủ đầu tư chậm trễ làm quyết toán, thời hạn buộc phải quyết toán cũng chưa rõ ràng.

“Có một số nội dung vướng mắc liên quan đến việc xác định phương án tính toán là chế tài đối với mỗi đơn vị, thời gian tính toán cũng như phương án xác định của các chủ đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp trước đây chưa hề có thời gian quy định cụ thể. Và có thể những phần đó sẽ liên quan đến những vướng mắc trong việc cấp sổ đỏ các hộ dân sau này,” ông Dũng phân tích.

Ông Dũng cũng cho rằng, TP Hà Nội đã đồng ý là giá quyết toán cuối cùng không được vượt quá mức giá “tạm tính” ban đầu của các chủ đầu tư. Trường hợp giá “tạm tính” trước đây cao hơn so với giá chính thức thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại tiền thừa cho các hộ dân.

Ông Lê Thanh Nam, Trưởng phòng Đăng ký thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng phải thừa nhận rằng, những vướng mắc, chậm trễ trong việc quyết toán giá đối với nhà thu nhập thấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các hộ dân. Hiện đơn vị này đang nghiên cứu hướng giải quyết cụ thể để trình UBND TP xem xét, trong đó bao gồm quy định về thời hạn cụ thể các chủ đầu tư phải quyết toán giá, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục để người dân sống tại các khu nhà thu nhập thấp sớm được nhận sổ đỏ.

“Chúng tôi yêu cầu các chủ đầu tư phải đẩy nhanh quyết toán toàn bộ các công trình nhà thu nhập thấp để hoàn thiện thủ tục cho người mua nhà, đồng thời xem xét cấp giấy luôn cho dân. Một hướng giải quyết khác chúng tôi đang nghiên cứu là có quy định rõ thời hạn cho các chủ đầu tư đến ngày, giờ nào buộc phải quyết toán, có như vậy chủ đầu tư sẽ không kêu là ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đầu tư nữa. Vì thực tế, phần khái toán và tạm tính của chủ đầu tư cũng tương đối sát rồi nên chúng tôi cũng đang báo cáo UBND TP có thể xem xét những cái đó coi như là người mua nhà đã đủ điều kiện hay không” ông Nam quả quyết.

Rõ ràng, không chỉ các chủ đầu tư đang rất "đủng đỉnh” mà phía cơ quan quản lý cũng phần nào đang lúng túng khi giải quyết vấn đề này. Thiếu chế tài xử lý, không quy định rõ thời hạn cụ thể nên các chủ đầu tư vẫn lơ là trách nhiệm quyết toán giá để sớm hoàn thiện thủ tục làm sổ đỏ cho người dân. Trong khi chờ đợi các vướng mắc được tháo gỡ, thì người dân sống tại các khu nhà thu nhập thấp vẫn tiếp tục phải khổ sở vì chưa chính thức được sở hữu nhà ở của mình theo quy định của pháp luật.

                                                                                                                                   Buildtech.com.vn

Căn hộ Oriental Plaza: Giải pháp an cư tốt cho bạn

Năm 2015 được coi là năm khởi sắc nhất của thị trường BĐS sau thời kỳ khủng hoảng. Với sự điều chỉnh chính sách từ nhà nước, đặc biệt là luật BĐS ngày 1/7 mang đến nhiều tín hiệu vui cho thị trường. Trong bối cảnh đó, dự án căn hộ Oriental Plaza tại Quận Tân Phú rất được thị trường quan tâm đón nhận.

Vị trí, tiện ích nổi bật

Dự án Khu Căn hộ Oriental Plaza tọa lạc tại mặt tiền đường Âu Cơ, một vị trí cực kỳ đắc địa, là con đường huyết mạch và sầm uất nhất Quận Tân Phú. Nói tới khu Tây Sài Gòn, người ta sẽ liên tưởng ngay tới Quận phát triển nhanh nhất. Và Âu Cơ là con đường góp phần cho sự phát triển của Quận Tân Phú cũng là tuyến đường huyết mạch của Tp.HCM.

Dân cư tại căn hộ Oriental Plaza di chuyển về Trung tâm thành phố cũng như các quận lân cận chỉ từ 10-15 phút qua các tuyến đường: Âu Cơ, Trường Chinh, Cộng Hòa. Đặc biệt từ khu căn hộ qua sân Bay Tân Sơn Nhất chỉ mất khoảng 10 phút, đây cũng là một điểm nhấn và thế mạnh của dự án.

Xung quanh bán kính 0,5km quanh khu căn hộ Oriental Plaza Tân Phú cũng cực kì đầy đủ các tiện ích như: siêu thị Co.op Mart, Big C, Siêu thị điện máy, chợ truyền thống, tuyến metro, khu văn phòng Etown, Ngân hàng, Trường đại học, Nhà trẻ, trường cấp 1-2-3…Bên cạnh đó, tiện ích tại khu căn hộ Oriental Plaza Tân Phú cũng như tiện ích đi kèm xung quanh bán kính 1-2 km được đánh giá cực kỳ cao.

Thiết kế tinh tế, trau chuốt

Dự án được thiết kế một cách đồng bộ, tiện ích hoàn hảo, đẹp và tuyệt vời so với các dự án cùng khu vực cũng như nhiều dự án khác tại Tp.HCM. Cụ thể, các căn hộ được thiết kế với 3 tầng thương mại sầm uất, đầy đủ mọi tiện nghi phục vụ cư dân: Siêu thị, Spa, Gym, phòng sinh hoạt cộng đồng. Đặc biệt hồ bơi trên tầng 3 khu thương mại rộng nhất khu vực luôn sẵn sàng phục vụ cư dân sau một ngày làm việc, học tập vất vả và căng thẳng.

Đặc biệt trong thiết kế của Oriental Plaza Âu Cơ, khoảng không gian xanh được ưu tiên phát triển trong dự án. Với thiết kế phong cách hiện đại của phương tây và phong thủy, cổ kính của Phương đông, mang lại cho bạn và gia đình một không gian sống sang trọng và mới lạ ở Oriental Plaza.

Ngoài ra, theo xu thế căn hộ cao cấp, Oriental Plaza Âu Cơ Tân Phú còn thiết kế công viên, vườn treo phức hợp trên khoảng giữa các tầng chẵn và lẻ. Thêm vào đó là những hồ nước xanh mát, khu cà phê, khu nướng BBQ riêng biệt.

Trên thị trường BĐS hiện nay, nhiều chủ đầu tư quảng bá dự án có thiết kế cực đẹp, nhưng đến khi bàn giao căn hộ thì không đúng với thực tế.

Oriental Plaza Âu Cơ sẽ cho bạn thấy điều hoàn toàn khác biệt. Với thiết kế phối hợp giữa 2 trường phái Á-Âu. Mang lại cho khu căn hộ Oriental Plaza luôn có nắng và gió tới từng căn hộ một, kết hợp với khu không gian xanh tạo thoáng đãng cho căn nhà của bạn và gia đình.

Cam kết đúng tiến độ

Khởi công lại từ tháng 5/2015, dự kiến tới 12/2016 bàn giao nhà. Căn hộ Oriental Plaza hiện tại đã xây tới tầng 7 trên tổng số 22 tầng.

Trả lời về vấn đề tiến độ xây dựng. Chủ Đầu tư công ty BĐS Đông Phương Phát cho hay: Chủ đầu tư cam kết đúng tiến độ xây dựng, nếu chậm trễ so với tiến độ trong hợp đồng, chủ đầu tư sẽ chịu phạt lãi suất. Ngoài ra Ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho dự án là Sacombank. Một Ngân hàng lớn và uy tín ở Việt Nam, Sacombank đã thẩm định dự án Oriental Plaza và đứng ra đảm bảo cho dự án. Sacombank còn hỗ trợ khách hàng vay mua Căn hộ Oriental Plaza, với mức vay lên tới 70% lãi suất cực kỳ hấp dẫn và nhiều chính sách ưu đãi.

                                                                                                                              Buildtech.com.vn

Mở bán chính thức Tòa CT3 Eco-Green City Nguyễn Xiển

Chỉ hơn 1.5 tỷ đồng đã có cơ hội sở hữu một căn hộ đẳng cấp với nội thất cao cấp tại Eco-Green City. Tiếp theo sự ra hàng thành công vang dội của toà tháp CT4, CT3, toà tháp Xanh thanh bình được dự báo sẽ tiếp tục “làm mưa làm gió” thị trường BĐS tháng 8 và tháng 9.

Eco-Green City được nhiều người biết đến trong thời gian tháng 6 và tháng 7 vừa qua, bởi 95% số căn hộ tòa CT4 được bán hết chỉ sau hơn 1 tháng mở bán. “Chúng tôi cam kết đảm bảo tiến độ và chất lượng” đó là lời chia sẻ của đại diện Chủ đầu tư trong buổi lễ tri ân khách hàng dưới sự chứng kiến của gần 500 khách mời. Hiện dự án đang được triển khai thi công theo đúng tiến độ đặt ra. Một khách hàng chia sẻ “Chỉ vài ngày không đi qua dự án là đã thấy thay đổi rồi, thấy dự án ngày càng hiện hữu cũng cảm giác vui vui”.

Toà tháp CT3 được đánh giá là tòa đẹp nhất của tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở cao cấp Eco-Green City bởi vị trí và view tuyệt đẹp, trong đó hướng đông nam nhìn trực diện với khu đô thị The Manor Central Park, các căn hướng tây nam nhìn racông viên Chu văn An rộng lớn. Hai mặt đông bắc và tây bắc view trọn khuôn viên của dự án, tất cả các mặt view đều thoáng với không gian mở và tất cả các căn hộ đều đón gió và ánh sáng tự nhiên.

Chị Nguyễn Thị Thanh, một khách hàng đến từ quận Thanh Xuân chia sẻ “tôi quyết định đặt tiền mua căn hộ hướng Tây Nam, nhìn ra công viên Chu Văn An. Tôi thích CT3 vì tòa này rất yên tĩnh, cảnh đẹp.” Không riêng chị Thanh, khá nhiều khách hàng chờ CT3 ra hàng cũng vì lý do tương tự. Anh Hùng đến từ quận Cầu Giấy cho biết, anh đã từ chối khá nhiều lời mời từ các dự án khác bởi anh thích Eco-Green City ngay từ khi anh biết tới thông tin dự án. Theo anh Hùng đánh giá, chỉ cần vài năm nữa, khi công viên Chu Văn An và KĐT The Manor Central Park đi vào hoạt động, Eco-Green City sẽ nằm trong một quần thể quy hoạch hiện đại với không gian cảnh quan tuyệt đẹp mà không có dự án nào có được. Với giá trị đó, mức giá hiện tại của Eco-Green City rất hợp lý.

Eco-Green City có tới 4 Bể bơi bốn mùa tại tầng skyline dành cho người lớn và trẻ con nối giữa các toà nhà, có không gian đọc sách, trường học, siêu thị, trung tâm thương mại... Chủ đầu tư cũng đã không ngần ngại dành quỹ đất lên đến gần 70% cho khuôn viên cây xanh, lối đi dạo, quảng trường nước, khu vực tổ chức sự kiện hàng năm như Tết thiêu nhi, Tết trung thu, Noel, đón năm mới… và các sự kiện đặc biệt khác.

Với ba mặt thoáng nhìn ra quảng trường và toàn cảnh tuyến phố tản bộ, tòa CT3 được tối ưu hóa công năng sử dụng đưa không gian sống đến gần với thiên nhiên. Cư dân về sinh sống tại đây có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tiện ích.

Nằm sát vành đai 3 huyết mạch của thủ đô Hà Nội, dễ dàng di chuyển đến các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên nơi có những chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp, Eco-Green City không chỉ mang lại tiện ích đầy đủ cho cuộc sống văn minh, hiện đại mà còn là thành phố cho người nước ngoài thuê. Tại đây có các dịch vụ tiêu chuẩn5 sao như: Dịch vụ sửa chữa, bảo vệ an ninh và camera theo dõi 24/7, hệ thống báo khói, báo cháy và đầu phun chữa cháy tự động tại hành lang các tầng, dịch vụ dọn vệ sinh tại nhà, giặt là công nghiệp…

Dự kiến tòa CT3 Eco-Green City sẽ hoàn thiện và bàn giao nhà vào quý IV/2017, người mua căn hộ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi cùng chính sách hỗ trợ vay mua nhà lên đến 75% từ ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Dự án được phân phối chính thức bởi Đất Xanh Miền Bắc và Phú Tài Land.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Buildtech.com.vn

Login Form