Giới thiệu về cẩu tháp

Cần trục tháp  hay còn gọi là cần cẩu tháp (gọi tắt là cần cẩu) giữ vị trí số một trong các thiết bị nâng dùng trong xây dựng. Cần trục tháp là thiết bị nâng chủ yếu dùng để vận chuyển vật liệu và láp ráp trong các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, các công trình thủy điện…. Cần trục tháp có vị trí rất quan trọng trong các thiết bị nâng dùng trong xây dựng. Cần trục tháp là thiết bị nâng chủ yếu dùng để vận chuyển vật liệu và lắp ráp trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình thủy điện.

 

Cần trục tháp có đủ các cơ cấu nâng hạ vật, thay đổi tầm quay với, quay và di chuyển.

Cần trục tháp có thể vận chuyển hàng trong khoảng không gian phục vụ lớn, kết cầu hợp lí, dễ tháo lắp, tính cơ động cao.

Tải trọng của cần trục tháp thay đổi theo tầm với. Thông số đặc trưng cơ bản của cần trục tháp là momen tải trọng và phụ thuộc vào tải trọng nâng và tầm với.

Trong xây dựng người ta thường sử dụng cần trục tháp có tải trọng nặng từ 3-10 tấn, tầm với 25m, chiều cao nâng đến 50m. Để xây dựng các nhà cao tầng, các tháp có độ cao lớn người ta phải cố định cần trục tháp neo vào công trình.

Phân loại 

a. Theo dạng tháp:

  • Cần trục tháp với tháp quay: có tính ổn định cao, dễ tháo lắp vận chuyển và bảo dưỡng.
  • Cần trục tháp với đầu quay: thân tháp đứng yên, tháo và lắp dựng mất nhiều thời gian, vận chuyển bảo dưỡng phức tạp, tầm với xa, sức nâng lớn.

b. Theo dạng cần hoặc theo phương pháp thay đổi tầm với, có 2 loại:

  • Cần nâng hạ
  • Cần nâng ngang có xe con di chuyển dọc theo cần nhờ cơ cấu di chuyển xe con.

c. Theo phương pháp lắp đăt trên công trường: 

  • Cần trục tháp di chuyển trên ray
  • Cần trục tháp cố định cạnh công trường
  • Cần trục tháp tự nâng

d. Phân loại cần trục tháp theo công dụng:

  • Cần trục tháp có công dụng chung, dùng trong xây dựng DD & CN
  • Cần trục tháp đung để xây dựng nhà cao tầng
  • Cần trục tháp chuyên dùng trong xd các công trình CN

Chọn các thông số kỹ thuật cơ bản của cần cẩu tháp

Thông số kỹ thuật cần thiết khi chọn cẩu gồm: sức nâng, mô men cẩu, tầm với, chiều cao nâng móc cẩu lớn nhất, khả năng vượt dốc của cần trục, tháp trọng lượng cần trục, tốc độ làm việc của cần trục tháp. Những thông số kỹ thuật cần thiết khi chọn cẩu sao cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể.

Vấn đề khó khăn mà thi công nhà cao tầng cần phải giải quyết là: Cao trình và khối lượng vận chuyển thẳng đứng lớn, lưu lượng dày đặc; quy cách, số lượng vật liệu xây dựng và thiết bị lớn, công nhân lên xuống nhiều, lưu lượng đi lại cao; thời gian thi công gấp, mặt trận công tác phức tạp, nặng nề... Vì vậy để thi công nhà cao tầng được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, phải giải quyết tốt những khó khăn trên. Một trong những vấn đề mấu chốt là lựa chọn máy móc và công cụ thi công chính xác, thích hợp và sử dụng chúng một cách hợp lý , trong đó cần cẩu tháplà quan trọng nhất, quyết định tới tiến độ thi công công trình. Để sử dụng tốt cần cẩu tháp khi thi công xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam, cần quan tâm những vấn đề sau:

Lựa chọn cần cẩu tháp

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cẩu tháp gồm: hình dáng mặt bằng, số tầng, chiều cao mỗi tầng; tổng khối lượng; tiến độ thi công; điều kiện nền móng và khu vực thi công, điều kiện giao thông hiện trường, cung ứng phục vụ cẩu của đơn vị và các yêu cầu hiệu quả kinh tế khác. Để chọn cần cẩu tháp hợp lý nhất cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Căn cứ đặc điểm của công trình, khối lượng và công nghệ thi công để chọn loại cẩu.

Bước 2: Chọn đúng máy cẩu theo chế độ làm việc.

Bước 3: Chọn các thông số kỹ thuật của máy cẩu cho phù hợp với điều kiện làm việc thực tế.

Bước 4: So sánh các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật để chọn cần cẩu thoả mãn yêu cầu.

Vị trí đặt cần cẩu tháp 

Vị trí đặt cần cẩu tháp hợp lý phải thoả mãn các yêu cầu: tầm với và sức cẩu để thi công nềnmóng, thi công bộ phận trên mặt đất và phải kể đến tầm với và sức cẩu dự trữ; Có đường đi vòng, tiện cho ô tô, cần cẩu bổ trợ khác đi vào hiện trường; Vị trí đặt cẩu tháp phải gần cầu dao điện; Phải trừ lại không gian đủ rộng cho việc tháo dỡ cẩu và vận chuyển phụ kiện ra khỏi công trường; Nếu đồng thời lắp 2 cần cẩu tháp, phải chú ý phân chia điện công tác, đồng thời phải có biện pháp đề phòng cản trở lẫn nhau cũng như tai nạn lao động. Ngoài ra khi chọn vị trí đặt cần cẩu còn phải cân nhắc giữa phương án chạy trên ray hay cố định.

Kết cấu nền mòng cho cần cẩu tháp

  • Kết cấu nền móng đường ray cho cần cẩu tháp chạy trên ray.

Nền móng đường ray cho cẩu phải được tính toán cẩn thận và cần thực hiện nghiêm ngặt các điểm sau: nền móng đường ray qua chỗ đất yếu phải được gia cố thích hợp. Nền móng ở chỗ tháp dừng cố định cần lèn, đầm một cách đặc biệt, đồng thời gia cố bằng các lớp bê tông với bề dày phù hợp để tránh lún không đều; Khi dựng tháp, phải đảm bảo cự ly và không gian an toàn giữa móng đường ray và mép hố móng của công trình; Phải có biện pháp thoát nước, đảm bảo nước rút hết ngay sau khi mưa.

  • Kết cấu móng bê tông cho cẩu tháp đứng cố định

Cẩu tháp kiểu cố định có lắp giá để đi lại dùng các khối bê tông cốt thép làm móng lắp ghép, khi không lắp giá để đi lại thì phải dùng móng bê tông cốt thép toàn khối.

Khi lắp cẩu tháp cạnh hố móng sâu, cần xác định vị trí của móng cẩu một cách thận trọng và phải trừ một mái dốc đầy đủ.

Một số model cần trục tháp Potain hiện có trên thị trường

Cần trục tháp với mọi Model từ MCi 85A/MCi80 đến MC310K12/K16, tải trọng đầu cần 1,3tấn đến 3.2tấn tương ứng tầm với xa nhất từ 51mét đến 72mét, lực nâng lớn nhất có thể nầng từ 5tấn đến 16tấn, chiều cao nâng từ 35mét đến 210mét tuỳ từng Model.

  • Các đốt tiêu chuẩn của thân cẩu được chế tạo dạng khung liền, các đốt cẩu được liên kết với nhau(để tăng chiều cao nâng) bằng bulông nên rất thuận tiện khi lắp dựng và tháo dỡ.
  • Các thiết bị điện chính trong hệ thống điện điều khiển là của hãng schneider-electric nên rất ổn định và an toàn khi điều khiển.

Thông số kỹ thuật một số Model:

+MCi85A/B: tải trọng nâng lớn nhất là 5tấn, tầm với hoạt động tối đa 52mét, tải trọng nâng ở 52mét là 1,3tấn, chiều cao tự đứng 35mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 105mét.

+MC175B: tải trọng nâng lớn nhất là 8tấn, tầm với hoạt động tối đa 60mét, tải trọng nâng ở 60mét là 1,4tấn, chiều cao tự đứng 44mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 134mét.

+MC205B: tải trọng nâng lớn nhất là 10tấn, tầm với hoạt động tối đa 60mét, tải trọng nâng ở 60mét là 2.4tấn, chiều cao tự đứng 60mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 207mét.

+MC310K12: tải trọng nâng lớn nhất là 12tấn, tầm với hoạt động tối đa 70mét, tải trọng nâng ở 70mét là 3.2tấn, chiều cao tự đứng 52mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 140mét.

+MC115B: tải trọng nâng lớn nhất là 6tấn, tầm với hoạt động tối đa 56mét, tải trọng nâng ở 56mét là 1.6tấn, chiều cao tự đứng 44mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 140mét.

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Vận Thăng Xây Dựng


 

Vấn Cẩu Tháp


 

Vận Thăng Công Nghiệp


 

Vấn Máy Khoan


 

Login Form