Doanh nghiệp chẳng mặn mà, khách hàng cũng thờ ơ

Ngày 1/7 đã đến gần cũng là lúc Luật Nhà ở 2014 chính thức có hiệu lực, người nước ngoài đã có thể được mua nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một thực tế xảy ra không như những gì người ta trông đợi đó là cả bên bán và bên mua đều chưa thật sự hứng thú với thị trường tiềm năng này.

Chưa thật sự hấp dẫn

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp. HCM, Ông Lê Hoàng Châu, ở thời điểm hiện tại và cả hai quý cuối năm, thị trường nhà đất vẫn tập trung vào nhu cầu của người Việt Nam là chủ yếu. Trong khi đó việc chuẩn bị mua bán căn hộ, nhà đất cho người nước ngoài vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp địa ốc. Chính bởi lẽ đó nên ông Châu  "không kì vọng vào sự mạnh mẽ của thị trường nhà đất cho người nước ngoài, ngay khi tới ngày 1-7". 

Giám đốc - Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển CBRE, Bà Dương Thùy Dung, cho biết hiện công ty của bà chưa sở hữu bất kỳ nghiên cứu nào về thị trường người nước ngoài mua nhà. Nhưng dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, bà Dung nhận định, thị trường nhà đất tại Việt Nam vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của người nước ngoài mà tỷ suất lợi nhuận mới là điều họ chú ý tại thị trường Việt Nam. Bà Dung thẳng thắn:"Nhiều người nước ngoài hỏi chúng tôi, họ được lời bao nhiêu tiền cho một căn hộ ở Việt Nam chứ không phải giá cả”.

Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land, Ông Nguyễn Nam Hiền cho hay, các dự án cho khách hàng là người Việt Nam vẫn đang được doanh nghiệp của ông tập trung đầu tư, phân phối. Trong khi đó, khách hàng là người nước ngoài không phải lúc nào cũng có và nếu trông đợi, tập trung bán căn hộ cho khách nước ngoài thì cũng không biết đến khi nào mới có khách có nhu cầu để bán. 

Không được đăng ký điện nước khi mua nhà

Một người Pháp gốc Việt, Anh Jeans Phan Dũng, anh đã sinh sống 2 năm nay ở Tp. HCM vì có vợ ở Việt Nam và hiện anh cũng đang tính đến việc mua một căn nhà cho gia đình nhỏ của mình. Bởi cả hai đều sở hữu những tài khoản riêng và kể cả khi kết hôn cũng không muốn gộp chung khối tài sản đó nên việc mua nhà sẽ do mình anh tiến hành. Nhưng mọi chuyện không hề đơn giản khi có không ít khó khăn mà hiện anh vẫn chưa tìm ra cách giải quyết. 

Anh Dũng băn khoăn về vấn đề những người nước ngoài như anh chưa thể được đăng kí thuê bao đồng hồ điện, nước chứ chưa nói đến chuyện vay vốn ngân hàng để mua nhà. Mặt khác, thời gian để người nước ngoài sở hữu một căn nhà ở Việt Nam cũng chỉ có 50 năm và ngân hàng cũng chưa có một quy định nào về việc cho người ngoại quốc vay vốn hay mở tài khoản tại Việt Nam.

Luật sư Đào Ngọc Hùng, Đoàn luật sư TP. HCM, cho rằng, một trong những thực tế đang tồn tại ở nước ta hiện nay quả thật đúng như những lòi anh Dũng nói. Cho dù Luật Nhà ở 2014 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7 nhưng vẫn chưa có Thông tư hay Nghị định nào cụ thể hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của người mua nhà là người nước ngoài.

Khi mua nhà tại Việt Namm, người nước ngoài cũng vướng phải một rào cản khác đó là một khoản ngoại tệ lớn sẽ được họ đem vào nước ta. Tuy nhiên, số tiền nói trên sẽ không tránh khỏi rắc rối khi họ bán ngôi nhà đó và có ý định mang chúng ra khỏi Việt Nam cũng bởi các quy định trốn thuế, chống rửa tiền và các thủ tục hải quan khác. 

Luật sư Đào Ngọc Hùng cũng cho hay, vấn đề trên cũng không có gì khó giải quyết bởi thực tế người nước ngoài chỉ cần khai báo cụ thể với chính quyền sở tại là họ đã có thể đem tiền đi. Tuy nhiên những chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ như thế này cũng sẽ khiến họ ít hứng thú với thị trường hơn. 

Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Phú Cường, đơn vị chủ đầu tư dự án chung cư Bộ Công an, Ông Châu Thanh Hãn nhận định, việc bán nhà cho người nước ngoài của doanh nghiệp còn gặp nhiều trở ngại khác như sự thống nhất giữa hai bên về các quy định, văn bản hay cách thức tiến hành các thủ tục sẽ diễn ra như thế nào?...

Cung bởi những lý do trên, vì quá nhiều khê nên doanh nghiệp cũng ngại bán nhà cho người nước ngoài trong khi cũng cùng mức lợi nhuận tương đương, bán hàng cho khách nội lại "dễ thở" hơn nhiều. 

Một chủ một doanh nghiệp địa ốc chia sẻ: “Nếu chỉ chờ vào việc bán nhà cho người nước ngoài, không khác gì ngồi chờ phá sản. Tôi hi vọng khi có Nghị định và Thông tư hướng dẫn thì thị trường tốt hơn”.

Theo các số liệu thống kê từ Cục Đăng kí và Thống kê, thuộc Tổng cục Đăng kí đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có khoảng 90 ngàn người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Tuy nhiên, số người nước ngoài đang sở hữu nhà ở tại nước ta thì chưa đạt tới 70 người sau khi thí điểm chính sách cho người nước ngoài mua nhà đã thực hiện được 4 năm. 

                                                                                                                    Buildtech.com.vn