Tin mới

Nhà tập thể cũ nát tại Hà Nội giá ngang chung cư cao cấp

Hiện nay, tại Hà Nội, nhiều hộ rao bán nhà tập thể cũ với giá rất cao, bất chấp những căn hộ này đã quá hạn nhiều năm bởi họ đánh vào tâm lý khách hàng “mua chỗ ở là phụ, mua tiện ích là chính".

 

Đơn cử, anh Nguyễn Đăng Duy (Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội) dành 1 tuần đi tìm hiểu các căn hộ tập thể cũ khu vực trung tâm như Thành Công, Giảng Võ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Công Trứ, Nghĩa Tân… nhưng vẫn chưa tìm được căn nhà vừa túi tiền, ưng ý. Anh Duy chia sẻ, vợ chồng anh và con gái nhỏ hiện đang sống khá thoải mái trong nhà mặt đất rộng 90m2 tại Long Biên. Tuy nhiên, anh vẫn quyết định chuyển vào nội thành để tiện làm việc và cho con học ở những trường chất lượng cao, đúng tuyến.

Anh Duy cho biết, trước đó anh định mua chung cư giá rẻ, nhưng thấy xa trung tâm nên, nhiều công trình xuống cấp nhanh nên anh mới chuyển sang lựa chọn nhà tập thể cũ. Nhưng ngân sách 1,2-1,4 tỷ đồng hiện có chưa đủ cho anh chọn được căn hộ ưng ý trong những khu tập thể cũ nhưng có vị trí đắc địa tại các khu vực trung tâm không giống với dự tính ban đầu của anh. Khảo sát cho thấy, giá thị trường của các tập thể cũ dao động từ 30-40 triệu đồng/m2. Thậm chí, những căn vị trí đẹp đắt ngang chung cư thương mại cao cấp với giá bán lên tới 50 triệu đồng/m2.

Cụ thể, các căn hộ tập thể tại khu vực Thành Công (Ba Đình) hoặc Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Khu vực trung tâm này được mệnh danh là đất vàng cho gia đình trẻ vì quy tụ nhiều trường học, gần chợ, bệnh viện, chợ, các trung tâm vui chơi giải trí, công viên... Vì thế, chủ hộ bán những căn hộ này với giá rất cao.

Hiện nay, một chủ hộ rao bán căn tập thể tầng 4 tại Nghĩa Tân giá 950 triệu đồng, diện tích sổ đỏ 17m2, diện tích sử dụng 20m2. Chúng tôi trong vai người đi xem nhà đã được chủ hộ dẫn đi hết 8 đoạn cầu thang sực mùi ẩm mốc, tối om, vào căn hộ nhỏ hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu khí. Chủ nhà cho hay, hàng chục năm nay, vợ chồng chị và hai con đã ở đây. Diện tích căn hộ khá nhỏ nhưng điều kiện điện nước, giao thương, trường học, y tế  tốt nên không nỡ di dời. Tuy nhiên, giờ các con đã lớn, chị muốn bán lại để có tiền mua chỗ ở mới rộng, thoải mái hơn. Chúng tôi được gợi ý có thể cơi nới ra phía trước để mở rộng không gian nếu mua căn hộ này. Chủ nhân cũng gợi ý nên sửa sang lại nhà vệ sinh rộng khoảng 1m và căn bếp 3m cách phòng ở chính một đoạn hành lang.

Ngoài ra, chủ nhân của một căn tập thể khác tại tầng 1 trong khu vực này được quảng cáo “hiếm có khó tìm” ngay mặt phố Nghĩa Tân đã rao bán căn hộ này giá 3,3 tỷ đồng với diện tích sử dụng khoảng 80m2. Khi bị chê đắt, chủ nhân căn hộ nói, hiện tôi cho thuê để kinh doanh giá đã lên tới mười mấy, hai mươi triệu/tháng rồi. Căn nhà có giá trị không chỉ phụ thuộc vào chất lượng mà còn phải xét tới vị trí đất, điều kiện sống khu vực xung quanh. Chủ nhà này cũng cho biết, căn hộ ở tầng cao giá bên Huỳnh Thúc Kháng cũng tới 3-4 tỷ một căn.

Chị Phương Thanh (tập thể Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa) đã chuyển đến căn hộ tập thể cũ vài tháng. Chị cho hay, chị cảm thấy ưng ý dù gia đình phải bỏ tới gần 4 tỷ đồng để căn hộ này với diện tích khoảng 100m2. Bỏ gần 4 tỷ ra mua căn chung cư cũ nghe thì đắt đỏ, tuy nhiên, nếu đánh đổi với những tiện ích mà nó mang lại thì rất xứng đáng. Tuy là tập thể cũ nhưng chất lượng công trình kiên cố, nằm ngay 2 tuyến phố đẹp của thủ đô là Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Chí Thanh, dân cư trí thức. Nhất là con tôi sau này sẽ học hành đúng tuyến, vào các trường điểm mà không cần chạy vạy, xin xỏ, chị Thanh nói.

Không như những khu tập thể còn sử dụng được, nhiều năm nay, khu tập thể Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng) ở tình trạng xuống cấp đáng báo động. Nhưng các chủ hộ tại đây vẫn đăng tin bán nhà với mức giá 30-40 triệu đồng/m2. Là chủ một căn tại tầng 2 nhà D, anh Hải Minh,  rao bán 30m2 căn sổ đỏ chính chủ với giá 1,5 tỷ đồng. Anh cho biết sẽ sớm bán được nhà bởi nhà đã nằm trong dự án xây dựng chung cư mới, khách tới mua sẽ không phải chịu cảnh cũ nát quá lâu. Khi đó, nhờ vị trí đắc địa, bán qua tay cũng lãi cả tỷ đồng.

                                                                                                                       Buildtech.com.vn

Giảm hơn 2.200 tỷ tiền giải phóng mặt bằng ở dự án Sân bay Long Thành

Báo cáo giải trình bổ sung của Chính phủ cho biết cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào dự án Sân bay Long Thành (Đồng Nai) đã có thay đổi đáng kể, thay đổi này theo hướng giảm tiền ngân sách và ODA và tăng vốn doanh nghiệp.

Trong báo cáo bổ sung sáng 29/10, Bộ trưởng Đinh La Thăng tập trung giải trình, làm rõ về nguồn vốn trước tình hình nợ công gia tăng ở dự án Sân bay Long Thành (Đồng Nai).

Theo báo cáo giải trình, 18,7 tỷ USD là con số về tổng mức đầu tư của cả 3 giai đoạn lần đầu được công bố chi tiết. Trong đó, 7,8 tỷ USD (tương đương 164.500 tỷ đồng) là số tiền đầu tư trong giai đoạn I (đến năm 2025, công suất 25 triệu khách mỗi năm). 3,8 tỷ USD là tiền đầu tư trong giai đoạn II (đến năm 2030, công suất 50 triệu khách) và 7 tỷ USD trong giai đoạn III (công suất 100 triệu khách, năm 2050).

Trong giai đoạn đầu, số vốn ngân sách dành cho giải phóng mặt bằng lên đến 20.770 tỷ, hơn 3000 tỷ đồng số vốn ngân sách còn lại dùng vào việc cơ quan quản lý nhà nước, kết nối giao thông trong cảng.

Nhưng trong bản báo cáo bổ sung sáng 29/20 của Chính phủ “cập nhật số liệu từ tỉnh Đồng Nai” đã xác định lại con số trong giải phóng mặt bằng chỉ còn 18.537 tỷ đồng, giảm hơn 2.200 tỷ so với dự tính ban đầu. Điều này giúp giảm hơn 2.000 tỷ số vốn từ ngân sách trong giai đoạn I và hiện chỉ còn hơn 21.800 tỷ đồng.

Chính phủ cũng đề nghị cho phép Tổng công ty Cảng Hàng không (ACV) được sử dụng tiền từ cổ phấn hóa để chi trả cho giải phóng mặt bằng với con số dự kiến thu được lên đến 5.000 tỷ đồng nhằm giảm phần vốn ngân sách phải chi cho giai đoạn Ia. Con số vốn ngân sách cho mặt bằng trong giai đoạn đầu từ chỗ dự kiến chi 11.000 tỷ đã hạ xuống còn 6.000 tỷ đồng.

Với vốn ODA đầu tư vào dự án sân bay Long Thành, theo dự kiến ban đầu, trong giai đoạn I, vốn ODA chiếm chỉ 29,1% tương đương 47.859 tỷ đồng. Báo cáo mới cho biết, tổng tiền đầu tư từ cả ngân sách và ODA trong giai đoạn I chỉ còn tương đương 70.000 tỷ, so với con số 84.600 tỷ dự kiến ban đầu đã giảm đi rất nhiều.

Như cơ cấu vốn ở trên, nợ công theo Chính phủ tính toán sẽ bị tác động với hai kịch bản:

Kịch bản 1: Nếu cộng cả phần nợ công từ ODA (2,279 tỷ USD) và ngân sách 768,9 triệu USD thì sau năm 2022, tỷ lệ tác động lên nợ công sẽ vào khoảng 0,0975%.

Kịch bản 2: Theo cơ chế Chính phủ vay và cho doanh nghiệp vay lại, tự trả nợ thì với mức vay ODA khoảng 2,279 tỷ USD (giai đoạn I), tác động lên nợ công sau năm 2022 sẽ chỉ ở mức 0,091%, giai đoạn 2016-2019 sẽ còn “không đáng kể”.

Trong phiên họp ngày 29/10, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được Chính phủ báo cáo trước Quốc hội để xin chủ trương đầu tư Nhà nước.

Trước đó, lịch dự kiến ngày 28/11, Quốc hội sẽ bỏ phiếu quyết định có thông qua hay không về phương án này. Tuy nhiên nội dung này đã được đưa ra khỏi kỳ họp, thay vào đó chỉ tiến hành cho ý kiến trước phiên khai mạc.

Diện tích đất thu hồi ở dự án Sân bay Long Thành tỉnh Đồng Nai lên đến 5.000 ha. Dự kiến đến năm 2025, sau khi hoàn thành giai đoạn I với số tiền 7,8 tỷ USD, sân bay này sẽ đạt công suất mỗi năm 25 triệu khách đưa lại một nguồn thu lớn. 10 năm sau đó, giai đoạn 2 theo kế hoạch sẽ hoàn thành và nâng công suất lên gấp đôi. Trong khi theo thiết kế, sau năm 2050, công suất tối đa khi sân bay đã hoàn tất sẽ đạt 80-100 triệu khách mỗi năm. Tổng kinh phí dự kiến lúc đó sẽ vào khoảng 18 tỷ USD.

                                                                                                                                 Buildtech.com.vn

Thị trường xuất hiện "sóng ngầm" bán tháo BĐS

Hiện nay, nhiều chủ đầu tư trong nước đang “rục rịch” bán các dự án bất động sản (BĐS) để rút lui khỏi thị trường sau hàng loạt thương vụ M&A các dự án đình đám.

Nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Handico Nguyễn Văn Cửu cho biết, đây là thời điểm tốt cho việc chuyển nhượng, mua bán và hợp tác. Dù chưa vào quỹ đạo nhưng cơ chế chính sách, giá trên thị trường đã ổn định. Vì thế, nhà đầu tư có thể tính toán và quyết định có tham gia vào thị trường thời điểm này hay không.

Danh sách các BĐS được bán ra thị trường thời gian gần đây khá đa dạng, từ cao cấp tới bình dân và đi kèm với sản phẩm là rất nhiều lý do khiến các chủ đầu tư không còn hứng thú với dự án. Đơn cử, Công ty Phương Minh đang muốn bán lại Dự án khu biệt thự và nhà liền kề có quy mô 2,65 ha tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, Tp.HCM với mức giá khoảng 100 tỷ đồng. Hiện nay, dự án đã làm xong hạ tầng đồng bộ và trồng cây. Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc công ty cho biết, công ty có ý định bán gọn cả dự án để lấy tiền đầu tư vào lĩnh vực khác. Vị giám đốc này nói: "Đừng nói hòa vốn, thậm chí có lỗ một chút, công ty cũng quyết định bán".

Nhiều nhà đầu tư thứ cấp cũng đổ xô bán tháo BĐS bên cạnh các dự án lớn, đó chủ yếu là các sản phẩm biệt thự liền kề, đất nền chia lô. Tại khu vực Hà Nội hoặc Tp.HCM, phần lớn những lô đất này ở xa trung tâm, được các nhà đầu tư mua lúc thị trường đang "sốt" nên giờ muốn bán đi để thu hồi vốn.

Theo một khách hàng tại Dự án Khu đô thị An Thịnh (huyện Hóc Môn, Tp.HCM), khách hàng này có 2 lô đất ở đây, tuy đã rao bán 3 năm nhưng vẫn chưa ai mua dù xác định mức giá nào cũng bán.

Anh Trung, một môi giới tại quận Thủ Đức cho biết, muốn bán được đất thời điểm này phải bán giá thấp, chứ đừng mong gỡ lại vốn. So với thời điểm cách đây 3 năm, nhiều lô đất giá trị hiện tại chỉ còn phân nửa nhưng khách hàng vẫn ít quan tâm. Những lô lớn rất khó bán, chủ yếu giao dịch thành công ở những lô đất có diện tích vừa phải khoảng 70-100m2.

Bên cạnh đó, tại các địa phương khác, số lượng BĐS được chào bán cũng tương đối nhiều. Do được chào mua nhiều dự án, vài tháng gần đây, Công ty Tổ chức nhà quốc gia NHO đã chuẩn bị nguyên đội hình để tự thẩm định giá trị các dự án mà không cần thông qua môi giới. NHO đã đặt ra tiêu chí chọn dự án là đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty, chứ không căn cứ theo giá rẻ. Vì thế, một số dự án tại Huế hay Đắk Lắk đã được chào bán cho NHO.

Các dự án như khu nghỉ dưỡng cao cấp, resort các nhà đầu tư trong nước thường hướng tới các đối tác nước ngoài bởi giá chuyển nhượng khá lớn. Đối với phân khúc này, khó có thể đánh giá chủ đầu tư có bán tháo hay không vì giá chuyển nhượng không được các bên tiết lộ. Tuy nhiên, phải khẳng định để có thể sở hữu dự án này chủ đầu tư phải có tiềm lực nhất định. Vì thế, không như những nhà đầu tư nhỏ, áp lực buộc phải bán tháo dự án đối với họ không lớn.

Trao đổi với phóng viên, chủ đầu tư Dự án Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng tại Đồ Sơn (Hải Phòng) cho biết, dự án có quy mô 480 ha, hiện đã san lấp gần xong mặt bằng, đạt chuẩn quốc tế với vị trí đẹp bậc nhất Đồ Sơn. Hiện nay, nếu có đối tác muốn chuyển nhượng một phần dự án hoặc mua lại, công ty cũng sẽ bán, nhưng phải có lãi, chứ không bán tháo.

Tổng giám đốc Công ty TECCO Trần Hải Minh nhận định, BĐS cao cấp nhằm vào đối tượng khách hàng có tiền, trong đó có không ít nhà đầu tư, còn phân khúc căn hộ dù giá thấp hay cao thì đối tượng người mua là những người có nhu cầu thực. Hiện nay, thị trường BĐS đang bước vào chu kỳ đầu tư chuyên nghiệp, chứ không còn như trước nên việc BĐS bán tháo cũng thuận theo xu thế thị trường.

                                                                                                                                Buildtech.com.vn

Tp.HCM sẽ xây công viên dưới chân cầu Sài Gòn

UBND Tp.HCM vừa quyết định phê duyệt thu hồi 65.326m2 đất giao cho Công ty quản lý và phát triển nhà quận 2 để đầu tư dự án xây dựng công viên vòng xoay chân cầu Sài Gòn (giai đoạn 1).

65.326m2 đất này thuộc khu vực phường Bình An, quận 2, 50.487m2 đất trong đó sẽ giao cho Công ty quản lý và phát triển nhà quận 2 sử dụng theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng công viên vòng xoay chân cầu Sài Gòn (giai  đoạn 1).

Trong đó 49.466m2 là diện tích đất thu hồi và 1.021m2 là rạch và đường đất công cộng. Diện tích15.860m2 đất còn lại trong diện tích bị thu hồi sẽ thuộc quyền sử dụng của Nhà nước, một phần diện tích thuộc rạch và đã bị sạt lở, một phần sẽ để xây dựng hệ thống đường giao thông công cộng nhằm đảo bảo thông suốt đi lại cho nhân dân.

Thành phố giao UBND quận 2 hướng dẫn Công ty quản lý và phát triển nhà triển khai các công tác bồi thường cho người có đất bị thu hồi, có tài sản bị thiệt hại khi thu hồi đất, đồng thời xem xét tái định cư đúng quy định đã ban hành.

Công ty quản lý và phát triển nhà quận 2 sau khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đúng theo dự án được duyệt phải có trách nhiệm bàn giao cho UBND quận 2 để chuyển giao cho các tổ chức chức năng quản lý, khai thác nhằm phục vụ  lợi ích của nhân dân.

                                                                                                          Buildtech.com.vn

Các đại biểu Quốc hội “tranh thủ” ủng hộ xây sân bay Long Thành

Sáng ngày 30/10, tại phiên thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) đã kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư sân bay Long Thành ngay tại kỳ họp thứ 8 này.

Theo đại biểu Nguyễn Cao Sơn, thực hiện đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành là hoàn toàn cần thiết và phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trước mắt và lâu dài. Nếu chậm thực hiện dự án này, nước ta sẽ mất cơ hội cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

Trong phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp này, ông Sơn đề nghị, tại kỳ họp này Quốc hội cho thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành, từ đó Chính phủ sẽ có thời gian xây dựng kế hoạch, triển khai các bước tiếp theo và kêu gọi các nguồn vốn từ nước ngoài.

Cụ thể, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư xây dựng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vào chiều ngày 14/11. Trước đó, sáng ngày 29/10 Chính phủ đã trình Quốc hội dự án này. Tuy nhiên, trong kỳ họp này cũng chưa tiến hành biểu quyết về chủ trương đầu tư.

Có lẽ vì thế, sau đại biểu Nguyễn Cao Sơn, không có vị đại biểu nào đề cập đến dự án đang gây nhiều tranh cãi này cho đến 10h45 phút của phiên thảo luận đầu tiên.

Đến 10h46 phút, đại biểu Đào Tấn Lộc (Phú Yên) đã nói thêm trong bài phát biểu của mình, “nhân đây tôi bày tỏ sự ủng hộ sân bay Long Thành”.

Những ý kiến từ đầu kỳ họp Quốc hội thứ 8 đến nay cho thấy, bên cạnh nhiều đại biểu cho rằng rất cần thiết phải đầu tư sân bay Long Thành, vẫn có ý kiến kiên quyết phản đối chủ trương này, đặc biệt là trong bối cảnh nợ công hiện nay đang “nguy hiểm”.

                                                                                                                                    Buildtech.com.vn

Login Form